Kết nối tạo nguồn nguyên liệu mây tre đan ổn định

The supply of raw materials is in short supply, high price, frequent fluctuations in quantity, delivery time and quality have made the production and business activities in handicraft enterprises in Hanoi meet many Especially when deploying large export orders.

Rare raw materials

The Phu Vinh (Phu Nghia, Chuong My, Ha Noi) rattan and bamboo villages were formed over 300 years ago, creating jobs and incomes for more than 50% of local workers. Up to now, the products of the village have been present in more than 50 countries in the world with over 88% of the total value of products for export.

With the diversified nature of the product, and at the same time serving large export orders, Phu Vinh requires large, stable and abundant inputs. Most of raw materials for trade villages are exploited from natural forests, but recently, the exploitation of indiscriminate materials, lack of planning has made raw materials become increasingly scarce.

Mr. Nguyen Van Tinh - Director of Viet Quang Bamboo and Rattan Co., Ltd said that many years ago, enterprises and production facilities in Phu Nghia often in lack of raw materials. Currently, this company has to import raw materials from the provinces of Thai Binh, Bac Giang, Quang Ninh, even as far as Quang Nam, Da Nang ... "We have to put the people on the forest rung each 10kg, 50kg, Every month new goods "- Mr. Tinh said.

Similarly, Ms. Nguyen Thi Luong - Director of Hien Luong Bamboo and Rattan Export Co., Ltd, said that its products have been exported to European and American markets for many years. However, recently, the scarcity of materials has made the business of the company difficult. "From 2016 to now, raw material prices increased to 15,000 VND / kg, water hyacinth increased 12,000 VND / kg. The price of raw materials makes it difficult for exporters to negotiate with customers, "she said.

According to statistics of the Hanoi Department of Industry and Trade, there are 365 handicraft villages in the province and nearly 300,000 handicraft villages with nearly 300 enterprises and cooperatives. On average, Hanoi's rattan and bamboo craft villages consume about 6,700 tons of raw materials, a company consumes about 40 tons of raw material per month, consuming about 15 tons of raw material per month.

Dam Tien Thang, deputy director of the Hanoi Department of Industry and Trade, said that the current supply of raw materials for Hanoi's bamboo and rattan trade villages is from northern mountainous and central provinces and partly imported. from abroad. However, the supply of raw materials in the past years mainly small scale, low output, often fluctuating, unstable both in terms of delivery time, quantity and quality of raw materials. "Many enterprises, production facilities because of not finding a stable source of raw materials has stopped many export orders of great value, not only reduce revenue, human income but also affect the prestige. Credit of the company "- Mr. Dam Tien Thang expressed.

Strengthening links

Recently, the Hanoi Department of Industry and Trade held a conference to connect supply and demand of bamboo and rattan products between Hanoi and Nghe An, Ha Tinh, Thanh Hoa. These are the three potential and strength areas for bamboo and rattan material. Mr. Bui Tram - Deputy Director of Nghe An Department of Industry and Trade said that the province has more than 112,000 ha bamboo forest, rattan. The province has planned and annually review the additional planning to ensure effective supply of raw materials in a stable and sustainable way.

Tram also said that bamboo and rattan weaving is one of the items that are being considered and developed by the province, which is defined as a group of special preferences. However, the number of enterprises doing "midwives" for handicraft villages in Nghe An province is still low. "We believe that, after this conference, many contracts will be signed, which will serve as a basis for boosting craft villages, handicraft villages and bamboo and rattan processing enterprises in four provinces and cities: Ha Noi, Nghe An, Thanh Hoa and Ha Tinh are developing more and more, "said Bui Tram.

According to the Hanoi Department of Industry and Trade, this conference is a good opportunity for Hanoi companies to meet and seek partners to supply raw materials and semi-finished products in Nghe An, Thanh Hoa. , Ha Tinh in a stable, long-term, quality. At the same time, the production facilities of the North Central provinces have the opportunity to find out the productive units, expand production, create jobs and stable and sustainable incomes for rural laborers.

Nguồn cung nguyên liệu đầu vào thiếu, giá thành cao, thường xuyên biến động cả về số lượng, thời gian giao hàng lẫn chất lượng đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các DN thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi triển khai các đơn hàng xuất khẩu lớn.

Khan hiếm nguyên liệu

Làng nghề mây tre giang đan Phú Vinh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) được hình thành từ hơn 300 năm trước đây, tạo việc làm và thu nhập cho trên 50% lao động địa phương. Đến nay, sản phẩm của làng nghề đã có mặt ở trên 50 quốc gia trên thế giới với trên 88% tổng giá trị sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Với tính chất đa dạng của sản phẩm, đồng thời phục vụ những đơn hàng xuất khẩu lớn nên Phú Vinh đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào lớn, phong phú và ổn định. Phần lớn nguyên liệu phục vụ làng nghề được khai thác từ rừng tự nhiên, nhưng thời gian gần đây, việc khai thác nguyên liệu bừa bãi, thiếu quy hoạch đã khiến nguồn nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm.

Ông Nguyễn Văn Tĩnh - Giám đốc Công ty TNHH Mây tre đan Việt Quang cho biết, nhiều năm trở lại đây, các DN, cơ sở sản xuất tại Phú Nghĩa thường xuyên trong cảnh thiếu nguyên liệu. Hiện, DN này phải nhập nguyên liệu từ các tỉnh Thái Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, thậm chí tận Quảng Nam, Đà Nẵng… “Chúng tôi phải đặt những người dân đi dóc mây rừng từng 10kg, 50kg, mà phải đặt trước hàng tháng mới có hàng” – ông Tĩnh nói.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Lương - Giám đốc Công ty TNHH Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương cho biết, sản phẩm của DN đã được xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ nhiều năm nay. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc khan hiếm nguyên liệu đã khiến hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. “Từ năm 2016 đến nay, giá nguyên liệu guột tăng tới 15.000 đồng/kg, bèo tây tăng 12.000 đồng/kg. Giá nguyên liệu bất ổn khiến các đơn hàng xuất khẩu đàm phán với khách rất khó khăn” – bà Lương nói.

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, hiện trên địa bàn có 365 làng nghề và làng có nghề mây tre đan với gần 33.000 hộ gia đình, gần 200 DN, HTX đang làm nghề. Trung bình mỗi năm, các làng nghề mây tre đan Hà Nội tiêu thụ khoảng 6.700 tấn nguyên liệu, một DN tiêu thụ khoảng 40 tấn nguyên liệu/tháng, mỗi hộ gia đình tiêu thụ khoảng 15 tấn nguyên liệu/tháng.

Ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hiện nay, nguồn cung nguyên liệu chính cho các làng nghề mây tre đan của Hà Nội là từ các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và một phần nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu đầu vào trong những năm qua chủ yếu quy mô nhỏ, sản lượng thấp, thường xuyên biến động, thiếu ổn định cả về thời gian giao hàng, số lượng lẫn chất lượng nguyên liệu. “Nhiều DN, cơ sở sản xuất do không tìm được nguồn cung nguồn nguyên liệu ổn định đã phải dừng một số đơn hàng xuất khẩu có giá trị lớn, không chỉ làm giảm doanh thu, thu nhập người động mà còn ảnh hưởng đến uy tín của DN” – ông Đàm Tiến Thắng bày tỏ.

Tăng cường liên kết

Mới đây, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành mây tre đan giữa Hà Nội và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Đây là 3 địa phương có tiềm năng và thế mạnh về nguồn nguyên liệu cho ngành mây tre đan. Ông Bùi Trầm - Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho hay, hiện toàn tỉnh có hơn 112.000ha rừng tre nứa, song mây. Tỉnh đã quy hoạch và hàng năm đều rà soát bổ sung quy hoạch nhằm đảm bảo hiệu quả cung cấp nguyên liệu sản xuất một cách ổn định và bền vững.

Ông Trầm cũng cho biết, mây tre đan là một trong những mặt hàng đang được tỉnh quan tâm và phát triển, được xác định là nhóm hàng được hưởng ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, hiện số DN làm “bà đỡ” cho các làng nghề sản xuất nghề mây tre đan của tỉnh Nghệ An còn ít. “Chúng tôi tin tưởng rằng, sau Hội nghị này, nhiều hợp đồng sẽ được ký kết, là cơ sở để thúc đẩy các làng nghề, làng có nghề, DN sản xuất và chế biến mây tre đan ở 4 tỉnh, thành: Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh ngày càng phát triển” – ông Bùi Trầm nói.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, Hội nghị lần này là cơ hội tốt để các DN Hà Nội gặp gỡ, tìm kiếm đối tác cung cấp nguyên liệu, gia công bán thành phẩm, thành phẩm tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh một cách ổn định, lâu dài, có chất lượng. Đồng thời cũng giúp các cơ sở sản xuất của các tỉnh Bắc Trung Bộ có cơ hội tìm kiếm đơn vị bao tiêu sản phẩm, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định, bền vững cho lao động vùng nông thôn.

< Trở lại

Bài viết liên quan